BlogTin tức

Cách chăm sóc dê sinh sản từ giai đoạn phối giống đến khi dê đẻ

Chăm sóc dê sinh sản – Bật mí tuyệt chiêu từ các ông chủ chăn nuôi thành công

Nuôi dê không còn là một hình thức chăn nuôi quá xa lạ đối với bà con nông dân. Tuy nhiên, để chăm sóc dê sinh sản thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, mời bà con cùng tìm hiểu cách chăm sóc dê sinh sản cho hiệu quả nhất hiện nay.

Trong quá trình chăm sóc dê sinh sản,  bà con có thể chia thành 3 giai đoạn, đó là phối giống cho dê, chăm sóc dê khi đang mang thai và khi dê đẻ.

  1. Phối giống cho dê

Để phối giống cho dê hiệu quả, bà con cần xác định được thời điểm thích hợp. Đối với dê cái, thời điểm phù hợp để bắt đầu phối giống là khi dê đạt tuổi và trọng lượng tối thiểu cần thiết. Tùy vào mỗi giống dê sẽ có thời điểm khác nhau, ví dụng như dê Bách Thảo thì cần từ 7 – 9 tháng tuổi và dê nặng từ 19 – 20 kg. Tuy nhiên, để có kết quả tốt thì nên bỏ qua 2 lần động dục đầu tiên của dê.

Một lưu ý quan trọng cho bà con, đó là tuyệt đối không được phối giống dê cái và dê đực có quan hệ huyết thống gần như anh em ruột, cha con hoặc ông cháu vì dễ gây ra các loại bệnh cho dê con sau khi sinh ra.

Chu kỳ động dục của dê thường năm trong khoảng từ 19 – 20 ngày, và mỗi lần kéo dài từ 1 – 3  ngày. Dê cái động dục có những đặc điểm như âm hộ hơi sưng đỏ, có tiết chất dịch nhờn. Dê thường bỏ ăn và nhảy lên lưng con khác, kêu la phá phách. Sau khi phát hiện được những triệu chứng này, tiến hành cho dê giao phối 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều của ngày hôm sau là tốt nhất.

  1. Dê cái mang thai

Sau khi phối giống khoảng 21 – 23 ngày mà không thấy dê động dục lại thì có khả năng dê đã có thai. Dê mang thai trong khoảng 150 ngày, có thể thay đổi tùy điều kiện, cần quan sát và chuẩn bị từ sau 140 ngày là vừa.

Trong thời gian mang thai, dê có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, đặc biệt ở 2 tháng cuối. Do đó, cần cung cấp thức ăn đầy đủ, thức ăn chia thành 2 loại là thức ăn thô xanh và thức ăn tinh.

Đối với thức ăn thô xanh là các loại cỏ, bà con nên băm nhỏ để dê dễ tiêu hóa, hấp thu đầy đủ dinh dưỡng.

>>> Xem thêm: Cách sử dụng máy máy thái cỏ voi chế biến thức ăn cho dê mang thai

Đối với thức ăn tinh thì bao gồm cám gạo, thức ăn công nghiệp,…

  1. Dê đẻ

Khi dê sắp đẻ thì phải chia chuồng và tách từng con ra chuồng riêng.  Chuồng phải đảm bảo vệ sinh, sạch, kín và yên tĩnh.

Trước khi đẻ từ 5 – 10 ngày, phải giảm lượng thức ăn tinh để dê không bị sốt sữa.

Nếu dê đẻ bình thường thì bà con chỉ cần chuẩn bị để chăm sóc. Nhưng nếu dê đẻ khó thì cần khử trùng tay cho thật sạch và đưa tay vào đẩy tay theo chiều thuận và kéo thai ra ngoài. Chú ý lôi theo từng nhịp rặn của dê mẹ.

Trên đây là một số kinh nghiệm chăm sóc dê sinh sản từ bước phối giống đến khi dê đẻ. Hi vọng bà con đã có thêm kiến thức để chăm sóc tốt cho đàn dê của mình. Chúc bà con thành công.

Rate this post

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button