Hướng dẫn chi tiết quy trình thi công sơn Epoxy gốc nước

Sơn epoxy được chia làm 3 loại chính: sơn epoxy gốc dầu, gốc nước và không dung môi trên thị trường Việt Nam. Trong đó, sơn epoxy gốc nước là một trong những loại sơn epoxy được sử dụng phổ biến hiện nay trên sàn bê tông. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chưa thực sự hiểu về dòng sơn này cũng như quy trình thi công như nào là chuẩn nhất. Vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đôi nét về dòng sơn này, cũng như quy trình chi tiết để thi công sản phẩm này nhé! 

1. Sơn epoxy gốc nước là gì? 

Sơn Epoxy loại gốc nước là loại sơn 2 thành phần sử dụng nước làm dung môi hay còn được biết đến là loại sơn 2 thành phần gốc epoxy phân tán trong nước. Loại sơn này có thể được dùng làm sơn lót cho các loại sơn phủ gốc nước, hoặc dùng làm lớp chống bụi cho các bề mặt bê tông, bề mặt xốp. Với nhiều ưu điểm khác nhau, sơn hệ epoxy gốc nước có rất nhiều ưu điểm và tính năng tuyệt vời, giúp bảo vệ hiệu quả, tăng cường tính năng tốt nhất cho bề mặt thi công. Dù có rất nhiều ưu điểm tối ưu như: phản ứng hóa học xảy ra khi trộn sơn và bay hơi trong quá trình thi công nên đảm bảo hạn chế được tối đa sự cố, thời gian sử dụng sơn bền lâu hơn; khả năng khô sơn nhanh hơn trong môi trường ẩm… Sơn epoxy gốc nước vẫn có nhược điểm về mặt thẩm mỹ kém cạnh hơn so với gốc dầu về độ bóng, giá thành lại cao hơn sơn gốc dầu nên cũng thường gây ra đắn đo cho người tiêu dùng, yêu cầu sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước khi mua.

2. Ứng dụng của sơn epoxy gốc nước

Với các đặc tính vượt trội về hiệu quả bảo vệ bề mặt thi công ưu việt của mình, sơn gốc nước được ứng dụng vào rất nhiều công trình với nhiều mục đích cụ thể khác nhau, có thể kể đến như:

Sử dụng để thi công sơn tường cho các khu vực, công trình yêu cầu độ sạch sẽ cao như bệnh viện, phòng mổ, phòng khám,…. 
Sơn sàn của bề mặt bê tông cho các kho xưởng hàng hóa yêu cầu về quy định không mùi độc hại.
Ứng dụng cho các công trình yêu cầu tính thẩm mỹ như: khách sạn, văn phòng, phòng trưng bày, triển lãm…
Ứng dụng trong việc làm lớp bảo vệ bề mặt cho bể nước uống, hồ bơi, hồ nuôi trồng hải sản…
Dùng để thi công trong các bếp ăn công nghiệp của nhà máy, khu công nghiệp, trường học,…

Nhìn chung, sơn epoxy có gốc nước được ứng dụng rất phổ biến và xuất hiện ở nhiều công trình khác nhau, cả trong đời sống, các công trình dân dụng bình thường và cả các công trình công nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn, không chỉ mỗi bề mặt bê tông, mà còn có thể dùng làm lớp phủ trực tiếp lên các bề mặt như: kim loại, hợp kim,… nhằm bảo vệ, tăng cường tuổi thọ cho bề mặt. 

>> Gợi ý cho bạn:

3. Quy trình thi công sơn epoxy gốc nước cực chi tiết

Để thực hiện thi công dòng sơn này một cách hiệu quả nhất, bạn cần thi công theo 7 bước dưới đây: 

Bước 1: Xử lý, mài sàn hoặc bề mặt thi công để tạo độ nhám và chân bám trước khi tiến hành vệ sinh

Bước 2: Tiến hành vệ sinh toàn bộ mảng bám, bụi bẩn trên bề mặt sàn sau khi hoàn thành bước mài bằng máy hút bụi công nghiệp.

Bước 3: Thi công sơn lót nhằm gia tăng độ cứng của bề mặt sàn, đồng thời, tạo ra tính kết nối trung gian giữa mặt sàn với lớp sơn phủ epoxy.

Bước 4: Tiến hành thi công khắc phục, xử lý các lỗi của sơn lót trên bề mặt sàn.

Bước 5: Thi công lớp sơn phủ epoxy có gốc nước thứ nhất, cần chú ý pha sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo tối ưu hiệu quả thi công.

Bước 6: Đợi sơn khô trong thời gian nhất định và chà ráp để loại bỏ các bụi bẩn dính trên bề mặt lớp sơn.

Bước 7: Tiếp tục thi công lớp sơn nước thứ 2, đợi sơn khô hoàn toàn và kiểm tra, nghiệm thu công trình. 

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về sơn epoxy gốc nước, cũng như quy trình 7 bước thi công chuẩn chi tiết mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn có thể bỏ túi cho mình những kiến thức bổ ích về dòng sơn ưu việt này!

>> Tìm hiểu thêm về sơn nền nhà xưởng tại: https://sonjymec.com/son-nen-nha-xuong-epoxy.htm

Rate this post
admin:
Related Post