Cá chình là một trong những loài thủy sản phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại Việt Nam, đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Do vậy, nếu nắm vững được kỹ thuật nuôi cá chình, người nông dân không chỉ giảm bớt được công sức đáng kể mà còn tiết kiệm được thời gian và chi phí chăn nuôi.
Hé lộ kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm theo chia sẻ từ chuyên gia
>>>Tham khảo thêm: Thiết bị cho cá ăn tự động mới nhất năm 2020.
Mô hình nuôi cá chình
Cá chình là loài cá dễ nuôi và thích nghi tốt với các môi trường sống khác nhau. Bà con có thể nuôi cá trong bể xi măng, ao đất hoặc nuôi trong lồng bè đều được. Tùy vào điều kiện thực tế và chi phí để quyết định ra mô hình chăn nuôi phù hợp nhất với hộ gia đình mình.
Chuẩn bị môi trường nuôi cá chình
Nếu lựa chọn nuôi trong lồng bè, bà con chỉ cần vệ sinh, cọ rửa sạch lồng và gia cố lại trước khi thả cá giống.
Nếu nuôi cá trong ao đất, bà con cần tát cạn ao, dọn dẹp, phát quang bờ ao, nạo vét đáy ao và rắc vôi bột. Sau đó phơi ao từ 3 -5 ngày trước khi tiến hành cấp nước để nuôi cá.
Nếu nuôi cá trong bể xi măng, cần tiến hành cọ rửa thật kĩ bể, sát trùng và ngâm bể rồi mới tiến hành cấp nước sạch để nuôi cá.
Chọn và thả cá chình giống
Một trong những yếu tố cần chú ý trong kỹ thuật nuôi cá chình để quyết định sự thành công của mùa vụ chính là chọn cá giống. Bà con cần chú ý lựa chọn mua cá giống tại các cơ sở cung cấp con giống uy tín. Lựa chọn đàn cá khỏe mạnh, có kích thước đồng đều và nên chọn loại có kích cỡ 10 con/kg để nuôi.
Những con cá giống chất lượng cần có nhiều nhớt, không bị trầy xước, tróc vẩy và không bị nhiễm bệnh. Tuyệt đối không nên lựa chọn con cá bị dị dạng để nuôi, vì rất dễ lẫn cá do đánh bắt bằng điện hoặc đi câu.
Thức ăn cho cá chình
Bà con có thể tận dụng nguồn thức ăn tươi từ tự nhiên hoặc trong sản xuất nông nghiệp để nuôi cá chình hoặc sử dụng cám công nghiệp đều được. Tuy nhiên, cần đảm bảo khẩu phần và hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cho cá với lượng đạm dao động khoảng 45%.
Có thể cho ăn thêm thức ăn tươi sống như: cá tạp, trai, hến… nhưng cần sơ chế kĩ và đảm bảo không bị ôi thiu.
Chăm sóc và quản lý cá chình
- Tiến hành cho ăn đúng giờ, đủ lượng và chia khoảng 2 – 3 bữa ăn. Tổng lượng thức ăn dao động từ 10 – 20% trọng lượng cá.
- Căn cứ vào tình hình thời tiết thực tế để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.
- Thường xuyên theo dõi trạng thái cá bơi lội và bắt mồi để có biện pháp xử lý kịp thời nếu xảy ra sự cố phát sinh.
- Tiến hành vớt hết thức ăn dư thừa, tránh làm bẩn nước nuôi cá khiến cá dễ mắc bệnh.
Thu hoạch cá chình
Bà con có thể tiến hành thu hoạch cá sau 1 năm nuôi khi cá chình đạt kích cỡ từ 1 – 1,5 kg/con.
Bài viết trên đây đã giới thiệu kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm chuẩn nhất theo chia sẻ từ chuyên gia để bà con nắm vững và áp dụng. Chúc bà con nuôi cá chình mau lớn và thu được năng suất cao.