Dăm gỗ là gì? Nước ngoài thu mua dăm gỗ để làm gì?

Theo các báo cáo thông kê, năm 2011 đã đánh dấu một mốc đặc biệt quan trọng của ngành dăm gỗ khi Việt Nam trở thành nhà cung cấp dăm gỗ lớn nhất thế giới. Sản lượng dăm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam trong năm này đạt 5,7 triệu tấn khô, tương đương với khoảng 20% tổng khối lượng dăm giao dịch trên toàn thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu dăm gỗ là gì? Do đâu mà chúng lại được xuất khẩu nhiều như vậy nhé.

Dăm gỗ là gì?

Từ những khúc gỗ to người ta đục, cắt, xẻ chúng thành những sản phẩn đồ gỗ đẹp mắt có giá trị thương mại. Những mẩu gỗ nhỏ có kích thước dưới 3cm được gọi là dăm gỗ, như vậy có thể thấy chúng được biết đến như một loại phụ phẩm được sinh ra trong quáng trình chế biến sản xuất đồ gỗ.

Tuy nhiên để có thể tạo ra một lượng lớn dăm gỗ xuất khẩu như ngày ngày, việc chủ động tạo ra dăm gỗ cũng đã đang được áp dụng phổ biết hơn. Từ những cành cây hay cả cây gỗ người ta đã sử dụng những loại máy nghiền gỗ công suất lớn, chỉ trong tích tắc đã có thể tạo ra cả đống dăm gỗ rất nhanh chóng và tiện lợi.

Nước ngoài thu mua dăm gỗ để làm gì?

 Hiện tại, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước Châu Âu. Có thể thấy điểm chung khá lớn của các nước này là có một mùa đông rất lạnh. Chỉ nói đến đây chúng ta cũng có thể hiểu được họ nhập khẩu dăm gỗ của mình về để làm gì rồi phải không ạ. Với đặc tính dễ bén lửa, lượng sinh nhiệt cao, chi phí rẻ vì thế dăm gỗ là sản phẩm được các nước trên thế giới lựa chọn để thay thể các loại nguyên liệu đốt khác.

Ngoài ra, một lượng lớn dăm gỗ nguồn gốc từ rừng tự nhiên và rung trông được sử dụng là nguyên liệu cho sản xuất từ bột giấy hoặc ván công nghiệp khác như ván dăm, ván MDF… Tùy theo tính chất hóa học và cợ học khác nhau của chúng mà có những mục đích sử dụng riêng.

Thị trường dăm gỗ xuất khẩu trong tương lai

Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của dăm gỗ Việt Nam đạt trên 1 tỉ USD tương đương với khoảng 8,2 triệu tấn khô. Chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ và lâm sản. Thị trường nhập khẩu dăm gỗ nhiều nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật  và Hàn Quốc với sản lượng chiếm hơn 90% thị trường. Các thị trường nhỏ hơn có Singapore, Indonesia… Trong tương lại thì sản lượng xuất khẩu chắc hẳn là sẽ còn cao hơn 2017.

Qua bài viết trên, bạn cũng đã có thể hiểu được phần  nào về dăm gỗ cũng như ứng dụng của chúng rồi phải không nào? Nếu bạn có ý định trở thành một ông chủ/ bà chủ sản xuất dăm gỗ xuất khẩu thì hãy nhanh chân lên nhé, vì thị trường của chúng cũng đang “HOT” lắm nè. Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ.

Rate this post
admin:
Related Post