Blog Tin tức

Kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh cải tiến hiệu quả cao

Thời gian gần đây ở Ca Mau phát triển mạnh mẽ mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến. Vậy kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh cải tiến như thế nào sẽ mang lại hiệu quả cho năng suất cao nhất ? bà con cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

1, Xây dựng ao nuôi tôm sú quang canh

Ao nuôi tôm sú quảng canh sẽ được xây dựng theo hệ thống gồm: Ao lắng chiếm 20 – 25% diện tích ao, ao nuôi chiếm 60 – 70% diện tích và hệ thống ao xử lý chất thải 10 – 15% diện tích.

2. Thiết kế ao ương, ao nuôi đúng kỹ thuật

Tùy vào nhu cầu và điều kiện đầu tư bà con có thể chọn thả nuôi trực tiếp hoặc thả ương trước khi đưa vào ao nuôi trực tiếp. Về ao nuôi bà con sẽ dựa vào diện tích đất để thiết kế cho phù hợp. Ao nuôi tôm sú quảng canh nên thiết kế hình vuông hoặc có hình chữ nhật với diện tích từ 1.500 – 3.000 m2, bờ ao nên được bo tròn khoảng từ 2 – 2,5 m, lót bạt quanh bờ để chống xói lở và giúp hạn chế rò rỉ nước, mức nước ao nuôi từ 1,4 – 2 m. Đặc biệt bà con chú ý trang bị lưới rào xung quang để tránh các loài ký chủ gây bệnh cho tôm. Đáy ao cần thiết kế bằng phẳng và nghiêng về hệ thống thoát nước.

3. Các bước cải tạo ao nuôi, ao lắng đúng kỹ thuật

– Bước 1: Đầu tiên bà con cần tháo cạn nước trong ao nuôi và ao lắng, sên vét đáy ao để loại bỏ các địch hại trong ao. Chú ý để nâng cao độ hòa tan của ôxy cho tôm tăng trưởng tốt hơn bà con cần thiết kế ao nuôi giữ nước trong hạn chế nước đục. Để làm được điều này tùy vào điều kiện và mật độ đáy ao bà con có thể lót bạt dưới đay áo để nước được trong hơn.

– Bước 2: Bước tiếp theo khá quan trọng à bón vôi đá, bà con bón vôi với tỉ lệ phù hợp với điều kiện pH trong đất, ngoài ra bà con cũng có thể sử dụng bón thêm vôi nông nghiệp. Nhằm cung cấp khoáng vi lượng làm tăng độ kiềm đối với ao lâu năm, nghèo chất dinh dưỡng.

– Bước 3: Sau khi bón vôi sẽ tiến hành phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày. Chú ý với những ao nuôi tôm không phơi được, bà con hãy bơm cạn hết nước, dùng máy đưa chất thải về góc cuối của ao nuôi, bơm chất thải vào ao chứa thải, sau đó bón vôi đúng liều lượng và tiến hành cấp nước vào ao ngay ngày hôm sau để tránh xì phèn. Riêng đối với ao mới cần ngâm đáy ao khoảng 2 – 3 lần rồi tiến hành xử lý theo đúng kỹ thuật đã nêu trên.

4. Xử lý và đưa nước vào ao nuôi

Đưa nước vào ao lắng qua túi lọc, và để giữ lắng từ 3 – 5 ngày. Sau đó mới đưa nước từ ao lắng sang ao nuôi qua túi lọc, mực nước đưa vào ao nuôi khoảng từ 1,3 – 1,4 m; đồng thời chạy quạt tiếp 3 ngày cho trứng và giáp xác nở. Sau đó vào buổi tối sẽ tiến hành xử lý diệt khuẩn bằng Chlorine nồng độ 30 ppm (30 kg/1.000 m3 nước) hoặc TCCA 20 ppm. Tiếp theo sẽ xử lý EDTA liều 2 – 3 kg/1.000 m3 nước để khử các kim loại nặng và độ cứng nước ao. Ngoài ra cũng cần chú ý để chạy quạt iên tục trong suốt quá trình xử lý nước nhằm giúp phân hủy dư lượng Chlorine có trong ao nuôi.

5. Kỹ thuật gây màu nước ao nuôi:

Bà con sử dụng mật đường + cám gạo + bột đậu nành (tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ để gây màu nước ao nuôi. Sử dụng khoảng 3 kg/1.000 m3 nước ao nuôi, tạt liên tục 3 ngày vào khung giờ từ 9 – 10 giờ sáng, kết hợp với vôi Dolomite khoảng từ 10 – 15 kg/m3. Khi nước trong ao nuôi chuyển sang màu vàng hoặc nâu nhạt hay xanh vỏ đậu thì bà con tiến hành bón thêm 3 kg mật đường/100 m3 nước nhằm kết hợp cấy men vi sinh trước khi thả giống theo đúng quy trình nuôi tôm sú. Riêng đối với những ao nuôi khó gây màu nước, hay màu nước không bền, bà con bổ sung thêm các thành phần khoáng chất, kết hợp dùng dây xích kéo đáy ao ngày 2 lần

Sau đó tiếp tục kiểm tra theo dõi để kịp thời thay đổi các yếu tố môi trường sao cho hợp lý nhất trước khi thả tôm nuôi. Các chỉ số cần theo dõi hằng ngày gồm: pH 7,5 – 8,5 (dao động trong ngày không quá 0,5); độ mặn 5 – 25‰ (tốt nhất > 5‰); độ kiềm: 120 – 180 mg/l; độ trong 30 – 40 cm; H2S < 0,03 mg/l; NH3 5 mg/l. Trong gia đoạn này bà con cũng cần chạy quạt liên tục để kích ứng tảo phát triển.

6. Quản lý môi trường ao nuôi

Ngoài theo dõi màu nước bà con cũng cần thường xuyên kiểm tra độ kiềm và độ pH trong ao khoảng 2 lần/ngày vào khung giờ từ 7h và 15h. NH3 3 ngày/lần để tùy chỉnh cho phù hợp. Sang giai đoạn sinh trường, tôm sú sẽ cần rất nhiều khoáng chất, vì vậy phải duy trì độ kiềm 120 mg/l trở lên bằng cách dùng vôi CaCO3 hoặc sử dụng Dolomite. Thường xuyên bổ sung khoáng cho ao nuôi vào ban đêm khoảng 3 – 5  ngày/lần giúp cho tôm sú nhanh cứng vỏ và lột xác đồng đều.

Định kỳ 7 – 10 ngày bà con tiến hành diệt khuẩn và cấy men vi sinh để tăng cường thêm mật độ vi khuẩn lợi trong ao nuôi. Hạn chế lấy nước vào ao nuôi tôm, khi cần thì lấy nước vào ao lắng rồi xử lý Chlorine liều 30 kg/1.000 m3 đến khi dư lượng Chlorine trong nước hết thì mới đưa nước vào ao nuôi, mỗi lần đưa khoảng 20% lượng nước cho ao nuôi.

7. Chăm sóc và quản lý quy trình nuôi tôm sú quảng canh

Để quá trình nuôi tôm sú quảng canh đạt hiệu quả cao nhất bà con cần cho tôm ăn từ đều đặn từ 4 – 5 lần/ngày. Khi tôm khoảng 15 ngày tuổi, bà con tiến hành đặt sàn ăn và khi tôm được khoảng 25 ngày tuổi bắt đầu thay đổi lượng thức ăn, bà con có thể kết hợp quy trình nuôi tôm sú bằng vi sinh để đạt hiệu quả cao nhất. Quá trình cho ăn bà còn có thể cho ăn theo cách thủ công hoặc cài đặt các thiết bị máy cho ăn tự động. Trên thị trường hiện có khá nhiều các loại máy cho tôm ăn giá rẻ mà năng suất làm việc hiệu quả cao. Rất nhiều hộ chăn nuôi, đặc biệt là những hộ chăn nuôi với quy mô lớn, nuôi với mật độ cao đã sử dụng thiết bị máy móc cho tôm ăn khá hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *